DRYER.VN – Có nhiều lý do, nhưng ở đây chúng tôi chỉ xin trích 2 nguyên nhân chủ yếu:
Thứ hai: là vấn đề khuyến nông. Điều này liên quan đến một điểm đặc thù của máy sấy, khác hẳn với đa số các máy móc nông nghiệp khác. Người nông dân muốn mua một máy cày, máy gặt hay một máy sạc bắp,… có thể xem thao diễn ngay. Với một mảnh đất nhỏ, một bao hạt bắp,… là biết ngay máy làm việc thế nào để quyết định mua hay không. Ngược lại, với máy sấy phải chờ đến khi thu hoạch. Mùa thu hoạch lại là lúc bận rộn nhất của nông dân. Họ ít có thời gian rảnh rỗi để đi xem một cái máy ở đâu đó. Mùa gặt qua trong vòng vài ba tuần, khi hơi rảnh rỗi thì không còn cơ hội đi xem nữa, lại đợi qua năm sau. Cứ như thế, tình trạng “không thấy thì không tin” kéo dài.
Ngoài ra, chuyện tốt thì thấy mới tin, ngược lại chuyện xấu lan truyền khá nhanh. Chỉ cần một máy sấy nào đó lắp đặt trong xã hoặc nơi nào đó gần xã làm việc không tốt (gẫy gạo, hạt lên mộng,…), thì “máy sấy (tất cả) là như thế”. Một thành kiến khó đổi, vì đụng chạm đến hạt lúa – tài sản của chính người nông dân. Những câu hỏi nghi ngờ như “sấy có làm chết mầm” hay “sấy có làm cháy lúa” hay “sấy cũng giống như rang” rất thường được nghe ở những nơi mới lắp đặt máy hoặc chưa lắp máy.
Tóm lại, máy sấy là tất cả những gì người nông dân nghe thấy ở một máy cụ thể nào đó ở trong làng xã hoặc ở nơi họ đã có dịp xem.