Một số câu hỏi liên quan đến vấn đề sấy

Câu 1: Làm thế nào để ẩm độ hạt sấy được đồng đều?

Dryer.Vn – Vấn đề độ ẩm đổng điều liên quan đến vấn đề kỹ thuật sấy. Khi chuyển giao máy sấy, chúng tôi (Dryer Việt Nam) sẽ hướng dẫn cụ thể kỹ thuật để quá trình sấy được đảm bảo và nâng cao độ đồng đều hạt. Đảm bảo độ đồng đều ở mức tối ưu nhất đạt 0.7 – 1.5 %.

Câu 2: Sản xuất nhỏ, phân tán, thu hoạch chỉ < 2 tấn hạt, làm sao có thể đầu tư vào máy sấy năng suất hàng trăm tấn mỗi năm?
 Để đáp ứng và hỗ trợ tốt nhất cho người dân, chúng tôi (Dryer Việt Nam) cung cấp một số loại máy sấy nhỏ, đơn giản, dễ vận hành và phù hợp với hộ nông dân sấy cá thể. Chúng tôi sẽ triển khai hướng dẫn cho bà con nông dân có thể tự làm để giảm tối đa chí phí đầu tư.

Câu 3: Chi phí sấy có quá cao không?
Theo số liệu tính toán và thực nghiệm, chi phí sấy dao động từ 50 đồng đến 90 đồng cho 1kg lúa sấy. Chi phí sấy còn phụ thuộc và thời tiết và chi phí nhiên liệu đầu vào của từng vùng, nhưng nhìn chung chi phí sấy vẫn chấp nhận được so với rủi ro thiệt hại. Đối với máy sấy công suất lớn thì chi phí sấy vẫn thấp hơn rất nhiều so với chi phí đầu tư sân và chi phí thuê lao động phơi. Ngoài ra, vào mùa vụ thường thu hoạch đại trà nên diện tích sân phơi không đủ so với sản lượng lúa thu hoạch, do đó sấy luôn đáp ứng nhanh chóng và rất tốt vấn đề này.

Câu 4: Theo tiến trình phát triển thì viễn cảnh phát triển máy sấy như thế nào?
Với các ưu điểm về kỹ thuật và kinh tế của máy sấy như đã trình bày, vấn đề là định hướng thế nào, biện pháp thế nào để nhanh chóng phủ đầy máy sấy cho một vùng kinh tế?
Trên tiến trình phát triển con đường phát triển máy sấy phải trải qua 4 giai đoạn:

         Giai đoạn I: máy sấy bắt đầu ở hộ nông dân, đang thất vọng và tìm kiếm một cái gì đó để cứu lấy mùa màng của họ. máy sấy tĩnh có vẻ thích hợp nhất, vì đơn giản, vừa tầm với khả năng cơ khí hạn chế của họ. Họ sấy lúa nhà, sau đó sấy cho hàng xóm, có thu chi phí, từ đó có một ít lợi nhuận.

Vào thời điểm sơ khởi này, thái độ của chủ nhà máy xay là dửng dưng, vì lúa hư không phải là tài sản của họ và vì chưa thấy được sấy có lợi ích gì cho họ.

         Giai đoạn II: Càng ngày càng nhiều nông dân xây lắp lò sấy để gia công kiếm lời. Chủ máy xay thấy là họ cũng có thể kinh doanh sấy để thu lợi. Ở giai đoạn này, các máy sấy “đơn lẻ” ở nông dân cùng tồn tại với máy sấy ở các nhà máy xay hoặc của các thương lái mua lúa ướt để sấy và bán lúa khô.

         Giai đoạn III: Càng ngày càng nhiều chủ máy xay xây lắp lò sấy, nên họ cạnh tranh nhau để mua được lúa ướt. Giá gia công sấy trở nên rẻ hơn, vì chủ máy xay tìm lợi nhuận trong công đoạn xay xát, hơn là công đoạn sấy. Các máy sấy “đơn lẻ” của nông dân dần dần mất thị phần sấy. Nông dân trồng lúa bán lúa ướt mà không bị thiệt thòi gì.

         Giai đoạn IV: Hầu hết các máy sấy tĩnh lúc này đã nằm ở nhà máy xay. Chủ máy xay bắt đầu tìm kiếm một mẫu máy có mức độ kỹ thuật hơi phức tạp hơn, để thay thế cái máy sấy tĩnh đang choán nhiều đất và sử dụng nhiều lao động. Loại máy sấy “mới” này vẫn còn bị chi phối bởi mức chi phí sấy chấp nhận được, nghĩa là còn giới hạn bởi giá nhân công thấp.

        Bốn giai đoạn trên là phổ biến. Đã xảy ra ở Mỹ và Nhật vài thập kỷ trước đây. Đang xảy ra ở các nơi đang phát triển, kể cả ĐBSCL. Vận dụng “lý thuyết” về quá trình phát triển máy sấy như trên, có thể phát họa viễn cảnh phát triển trong tương lai.

Câu 5: Khi sử dụng máy sấy, vấn đề hỗ trợ kỹ thuật được thực hiện như thế nào?
Chúng tôi (Dryer Việt Nam) cam kết cung cấp máy tận nơi, thiết kế lắp đặt theo yêu cầu và hỗ trợ kỹ thuật đến khi khách hàng có thể tự nắm bắt được quy trình sấy. Trong các mùa vụ khác, nếu có phát sinh vấn đề cần hỗ trợ, nhân viên kỹ thuật chúng tôi sẽ đến tận nơi để hỗ trợ tốt nhất.

Bạn thấy bài viết này hay chứ?

Hãy để lại đánh giá 5 sao để kích lệ chúng tôi

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

Cảm ơn bạn đã đánh giá bài viết

Theo dõi Techmart Việt Nam trên các mạng xã hội khác